Quantcast
Channel: BlinkB » Thương mại điện tử
Viewing all articles
Browse latest Browse all 10

Thương mại điện tử: 10 sai lầm thường gặp

$
0
0

Thương mại điện tử là một khái niệm mới ở Viêt Nam, do vậy, càng quan trọng hơn để bạn phải biết những gì nên làm và không nên làm trong Thương mại điện tử. Bài viết này cung cấp cho bạn mười điểm chính phải tránh nếu bạn muốn thành công trong Thương mại điện tử


1. Website thiết kế dở:
trong Thương mại điện tử, đối tác thường không hiểu biết rõ về nhau, cho nên, độ tin cậy được dựa trên các cơ sở như: tính chuyên nghiệp của website (thiết kế, hoạt động, thông tin…), tính chuyên nghiệp trong liên lạc với đối tác (văn phong, tốc độ đáp ứng…). Do đó, đừng để cho website của bạn bị đánh giá là xấu, không chuyên nghiệp.

2.Website không được sử dụng đúng mục đích:
khi xây dựng website, bạn phải rõ trong đầu là website của bạn dùng để làm gì, có chức năng gì. Ví dụ: bạn muốn trưng bày và bán hàng qua mạng thì bạn phải xây dựng website với cơ sở dữ liệu sao cho sản phẩm được quản lý dễ dàng, việc thêm bớt, chỉnh sửa thông tin sản phẩm phải tiện lợi, việc tạo điều kiện cho khách hàng tìm kiếm sản phẩm và mua chúng phải được thực hiện gọn nhẹ, nhanh chóng v.v… Tóm lại, khi thiết kế website, phải đặt mình vào vị trí đôi tượng mà website hướng đến để bạn có thể hiểu được đối tượng này mong đợi điều gì nhằm cung cấp cho họ những tiện ích đó một cách tốt nhất.

3.Trở ngại khi mua hàng:
để khách hàng tin tưởng khi mua hàng của bạn, bạn phải lưu ý một số điều sau: thiết kế quy trình mua hàng đơn giản, tiện dụng; và trên website của bạn phải có nêu rõ những điều khoản trả hàng, hoàn tiền v.v… cũng như địa chỉ thực, số điện thoại, số fax của công ty bạn.

4.Thiếu kế hoạch marketing website:
nhiều người nghĩ rằng xây dựng xong website là xong việc, thực ra khâu marketing website cực kỳ quan trọng, bởi nếu không được marketing tốt, website của bạn sẽ chẳng được ai thăm viếng. Bạn có biết hiện nay trên Internet có khoảng hơn 40 triệu website tồn tại, hoạt động với hơn 4 tỷ trang web?

5.Phục vụ khách hàng tệ:
nếu bạn đã có được khách hàng quan tâm hỏi mua hàng, nhưng khâu phục vụ khách hàng của bạn kém, bạn để khách hàng chờ hàng vài ngày cho một cái email trả lời, và trong email trả lời, bạn không trả lời rõ ràng, câu cú lộn xộn, sai văn phạm, gây hiểu nhầm v.v… thì chắc chắn rằng khách hàng sẽ rất do dự khi quyết định mua hàng của bạn.

6.Sản phẩm không phù hợp: không phải cái gì cũng có thể bán qua mạng được, do đó, bạn phải nghiên cứu kỹ thị trường, nhu cầu, thị hiếu trước khi quyết định mô hình kinh doanh của mình. Bạn còn phải cân nhắc đến các chi phí khác như vận chuyển, giao hàng… để xem liệu mô hình kinh doanh của bạn có khả thi không?

7.Không có sự chuẩn bị tôt cho hướng phát triển:
nếu việc kinh doanh của bạn tiến triển tốt, dĩ nhiên bạn phải mở rộng, lượng người vào website của bạn tăng, dẫn đến bạn phải mua hosting (lưu trữ web) với dung lượng lớn, bạn phải tìm nhiều nguồn hàng hơn v.v… tất cả những việc này bạn cũng phải quan tâm và có giải pháp “expandable” (có thể mở rộng được) cho việc kinh doanh của bạn ngay từ đầu.

8.Tốc độ phục vụ chậm:
trong Thương mại điện tử, tốc độ là một yếu tố chính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Khách hàng không chấp nhận việc chờ đợi vì trong thời đại ngày nay, thời gian đúng là vàng bạc, đặc biệt nếu bạn phục vụ khách hàng quốc tế. Vì vậy, để có thể thành công trong Thương mại điện tử, bạn phải có phong cách chuyên nghiệp, tốc độ trong mọi hoạt động (trả lời khách hàng, gửi hàng, …)

9.Không tạo được nét đặc trưng riêng cho mình: Thương mại điện tử có tính chất đặc trưng là chi phí đầu tư không nhiều, ai cũng có thể làm được, do vậy, tính cạnh tranh rất cao. Để có thể thành công trong Thương mại điện tử, đòi hỏi bạn phải tạo được nét riêng cho việc kinh doanh của mình. Nét riêng này là một điều gì đó độc đáo mà bạn có trong khi những đối thủ cạnh tranh của bạn không có. Chính bạn phải nghĩ ra được nét đặc trưng riêng này chứ không ai có thể giúp bạn.

10.Không quan tâm đến vấn đề an toàn trong Thương mại điện tử:
vấn đề an toàn trong Thương mại điện tử như chống hacker phá sập website, bảo mật dữ liệu, thanh toán v.v… là những vấn đề bạn phải quan tâm khi việc kinh doanh của bạn đã hoạt động ổn định. Dĩ nhiên, nếu bạn quan tâm đến những vấn đề này ngay từ đầu thì rất tốt, song, nếu việc kinh doanh của bạn chỉ là nhỏ và không có thanh toán qua mạng, dữ liệu không quan trọng để bảo mật thì cũng không nhất thiết phải quan tâm nhiều đến vấn đề này. Tuy nhiên, có một điều bạn phải quan tâm là bảo vệ tên miền và password hosting của bạn để chống nạn hacker phá website hoặc cướp tên miền của bạn – nhiều khi hacker chỉ muốn đùa cho vui, nhưng sẽ gây tác hại đến việc kinh doanh của bạn
(Nguồn: Tổng hợp)


Viewing all articles
Browse latest Browse all 10

Trending Articles